Nơi chiến tranh chưa kết thúc

Những cựu binh mang trong mình vết thương chiến tranh vẫn hàng ngày chịu đựng cơn đau giằng xé về thể xác và tinh thần.

 

Gần 40 năm qua, Trung tâm Điều dưỡng thương binh Kim Bảng (Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) đã đón và điều trị hơn 500 lượt thương bệnh binh (TBB) nặng, trong đó 88 TBB đã ổn định, về an dưỡng tại gia đình. Hiện Trung tâm có 3 khoa điều trị đang nuôi dưỡng, điều trị liên tục và thường xuyên cho 111 TBB và thân nhân người có công của 20 tỉnh, thành phố, từ Quảng Ngãi trở ra. Trong đó, Khoa điều trị số 1 (khoa kích động) là khoa đặc biệt nhất, có tới 38 TBB đều thương tật từ 81 - 95%, bị tổn thương về tinh thần (bệnh tâm thần thực tổn) do vết thương chiến tranh.

 

 

Trước kia, trong khoa điều trị 1 thường xuyên có cảnh người la hét, hô to như đang chiến đấu... Tuy nhiên, sau một thời gian dài chăm sóc hình ảnh này đã giảm dần. Trong ảnh, bác Hà Hữu Sao (sinh 1960 tại Ý Yên, Nam Định), bị bệnh rối loạn tâm thần mãn tính, lúc nhớ lúc không, chưa vợ con.

 

 

Trung tâm giải trí của khoa là căn phòng hơn 30 mét vuông với 7 chiếc máy tập thể dục, vận động. 

 

 

Ông Trần Văn Trọng, sinh năm 1946, Nam Định, đã tham gia kháng chiến chống Mỹ và chiến tranh biên giới phía Bắc, 2 lần bị thương. Ông Trọng vào Trung tâm trong tình trạng không biết gì, sau hơn 20 năm điều trị bệnh đã thuyển giảm, nói được và đi lại được. Một tháng về nhà từ 15-20 ngày, khi nào bệnh tái phát thì quay lại Trung tâm. 

 

 

2 triệu đồng/1 tháng là chế độ ăn uống mà mỗi TBB được nhận, các món ăn được thay đổi khá đa dạng. Tất cả đều được nhà bếp của Trung tâm phục vụ.

 

 

Không phải bệnh nhân nào cũng có thể tự ăn. Nguyễn Xuân Tái (1949, Hà Nam, thương binh 81%) là một trong số những bệnh nhân khó khăn trong việc đi lại, sinh hoạt, luôn cần đến hai người chăm sóc. Điều dưỡng Nguyên Văn Huân chia sẻ:"Khẩu phần ăn của từng bác đều được đảm bảo đúng tiêu chuẩn quy định, đủ dinh dưỡng, an toàn thực phẩm và theo tình hình sức khỏe. Bác nào không thể tự ăn sẽ được nhân viên bón từng thìa cháo, nếu khó khăn trong việc ăn đồ cứng sẽ có máy xay nhuyễn".

 

 

Thời gian uống thuốc hàng ngày cố định vào lúc 10h và 19h30. Điều dưỡng Phan Thị Định cho biết:"Việc theo dõi các TBB uống thuốc hàng ngày và đúng giờ rất quan trọng. Mỗi người có một đơn thuốc riêng, nếu không theo sát có người sẽ dấu và bỏ thuốc"

 

 

Bác sỹ Chu Trung Dũng, trưởng khoa điều trị 1 cho biết hàng ngày 13 nhân viên thường xuyên phân công chăm chăm sóc từ bữa ăn, giấc ngủ, sinh hoạt từng TBB, công việc này đòi hỏi sự nhẫn nại, chịu đựng và có tâm bởi đây không phải căn bệnh chữa khỏi trong ngày một ngày hai mà phải sống chung suốt đời.

 

 

Trong số TBB, có người tỉnh táo, nhớ được gia đình người thân, nhưng nhiều người không thể nhớ nổi mình là ai, tại sao lại đến nơi này và ở đây bao lâu. 

Bài viết này được đăng tải lúc .